Phân tích dáng đi
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
- Chỉ ra các giai đoạn trong chu kỳ đi
- Nắm các trị số đo lường của chu kì đi bình thường
- Thực hiện các bước của một quá trình phân tích dáng đi quan sát
- Trình bày các đặc điểm của một số dáng đi bất thường
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CHU KỲ ĐI
Một chu kì đi thường được xem xét trên một chân, được tính từ lúc chạm gót xuống đất đến lúc chạm gót chân tiếp theo.
Hai thời điểm quan trọng là chạm gót và nhấc ngón chân. Thời khoảng từ lúc chạm gót đến lúc nhấc ngón là thì trụ. Trong thì này chân chống trên mặt đất, chống đỡ cơ thể. Thời khoảng từ lúc nhấc ngón đến lúc chạm gót tiếp theo là thì đu. Trong thì này chân đối diện chống đỡ cơ thể, chân bên này nhấc khỏi mặt đất và di chuyển tới trước.
Thì trụ có thể được chia nhỏ làm 3 thì nhỏ: đầu thì trụ, giữa thì trụ và cuối thì trụ. Đầu thì trụ thường gọi là thì giảm sốc, từ lúc chạm gót đến lúc cả bàn chân chạm đất. Trong lúc này gối gập nhẹ để hấp thu động năng cơ thể khi chuyển sang trên chân trụ. Giữa thì trụ thì gối duỗi thẳng ra, chân tương đối thẳng hàng nhất để chống đỡ cơ thể. Cuối thì trụ thường gọi là thì đẩy lên, tính từ lúc nhấc gót đến lúc nhấc ngón. Trong thì này, cổ chân gập lòng để đẩy chân và cơ thể lên trên ra trước.
Thì đu có thể được chia nhỏ làm 3 thì nhỏ: đầu thì đu, giữa thì đu, cuối thì đu. Vào giữa thì đu thì đòi hỏi khớp háng, gối và cổ chân gấp đồng thời để nhấc bàn chân khỏi mặt đất. Cuối thì đu gối thẳng ra để chuẩn bị tiếp đất cho chu kì tiếp theo.
Chú thích: IC: thời điểm chạm gót, PS: chuẩn bị thì đu, LR: thì đáp ứng giảm sốc, ISW: đầu thì đu, MST: giữa thì trụ, MSW: giữa thì đu, TST: cuối thì trụ, TSW: cuối thì đu.
CÁC TRỊ SỐ ĐO LƯỜNG CỦA CHU KÌ ĐI BÌNH THƯỜNG
Các thông số thay đổi theo tuổi, tốc độ đi, môi trường… Sau đây là kết quả một nghiên cứu đo lường trên 31 người bình thường, tuổi trung bình là 25 (21-32), đi với tốc độ tự chọn, thoải mái.
- Gấp gối tối đa: 63.44 ± 10.18 (0)
- Gấp gối tối thiểu: 1.33 ± 6.62(0)
- Gấp háng tối đa: 19.74 ± 10.62 (0)
- Duỗi háng tối đa: 12.17 ± 9.48 (0)
- Chiều dài bước chân: 0.58 ± 0.12 (m)
- Tốc độ đi chậm: 1.18 ± 0.34 (m/s)
- Tỉ lệ thì trụ: 65 ± 6 (%)
QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH DÁNG ĐI
Có nhiều cách phân tích dáng đi tùy theo cơ sở vật chất hiện có. Theo kinh nghiệm, chúng tôi quay phim dáng đi, phân tích quan sát trên máy tính dáng đi. Sau đây là các điểm cần chú ý:
- Giải thích rõ người được đo quá trình phân tích
- Bộc lộ rõ các mốc xương: mỏm cùng vai, mấu chuyển lớn, lồi cầu ngoài khớp gối, mắt cá ngoài
- Quan sát từ 4 hướng: trước sau, sau trước, trái phải, phải trái
- Ghi nhận bất thường xảy ra trong thì nào của chu kì
Khi phân tích bất thường, cần phân biệt bất thường này là do yếu cơ, cứng khớp hay do bù trừ
Sau khi đặt giả thiết để giải thích bất thường, khám lại để đối chứng.
MỘT SỐ DÁNG ĐI BẤT THƯỜNG
Dáng đi Trendelenburg (yếu cơ mông nhỡ)
Dáng đi háng không duỗi
Dáng đi háng không gập
Dáng đi gối không gập
Dáng đi gối ưỡn
Dáng đi nhón gót
Dáng đi bàn chân lật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Quang Hưng (2010). Nghiên cứu thăm dò khả năng ứng dụng của tin học trong sự phân tích dáng đi người bình thường. Kỉ yếu HN CTCH TPHCM.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- Chu kì đi thường được mô tả trên hai chân: A. Đúng, B.Sai
- Đặc điểm nào quan trọng nhất trong thì giảm sốc
- Gập thân
- Gập háng
- Gập gối
- Gập lòng bàn chân
- Gập ngón chân
- Cơ nào có vai trò quan trọng nhất trong thì giảm sốc
- Cơ thắt lưng chậu
- Cơ đùi sau
- Cơ dép
- Cơ tứ đầu đùi
- Cơ chày trước
- Đặc điểm nào qua trọng nhất trong thì đu
- Gấp háng
- Gấp gối
- Bàn chân nhấc khỏi mặt đất
- Gấp mu cổ chân
- Gấp lưng ngón chân
- Dáng đi bàn chân rớt liên quan đến giai đoạn nào trong chu kỳ dáng đi
- Đầu thì trụ
- Giữa thì trụ
- Cuối thì trụ
- Đầu thì đu
- Giữa thì đu
- Dáng đi Trendelenburg liên quan đến yếu cơ nào sau đây
- Cơ vuông thắt lưng
- Cơ mông lớn
- Cơ mông nhỡ
- Cơ đùi trước
- Cơ đùi sau
- Dáng đi quét vòng của người liệt nửa người sau đột quị thường do những nguyên nhân sau, ngoại trừ:
- Co cứng cơ dạng háng
- Yếu cơ gấp háng
- Co cứng cơ đùi trước
- Yếu cơ đùi sau
- Co cứng cơ dép
- Dáng đi quét vòng của người sau gãy xương cẳng chân có thể do những nguyên nhân sau, ngoại trừ:
- Giới hạn gập gối
- Yếu cơ đùi sau
- Co rút cơ bắp chân
- Yếu cơ chày trước
- Ngắn chi