Nẹp và dụng cụ chỉnh hình chi dưới
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
- Nói được các chỉ định của dụng cụ chỉnh hình
- Liệt kê được tên các dụng cụ chỉnh hình thường gặp cho chi dưới
- Nói được các bước của quá trình điều trị bằng dụng cụ chỉnh hình
MỘT SỐ THUẬT NGỮ ANH VIỆT
- Brace: nẹp, thường có chất liệu mềm như vải
- Splint: máng nẹp, thường có chất liệu cứng như nhựa, nhôm
- Orthosis: dụng cụ chỉnh hình
- Cast: bột
- Assistive device: dụng cụ trợ giúp như nạng, gậy,
CHỈ ĐỊNH DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH, NẸP CHI DƯỚI
- Bảo vệ vùng tổn thương, vùng mổ
- Mang nẹp gối dài sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước để giảm viêm
- Mang nẹp hơi cổ chân sau bong gân cổ chân để bảo vệ dây chằng
- Điều chỉnh, phòng ngừa biến dạng, co rút
- Mang nẹp gối dài sau tập kéo dãn duỗi gối, ở trường hợp co rút gập gối sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước, để giảm hiện tượng co rút trở lại
- Mang đế lót giày nâng vòm bàn chân bẹt để giảm áp lực lên bờ trong bàn chân gây đau cân gan chân.
- Tạo thuận cho hoạt động chức năng
- Mang nẹp gối dài khi sức cơ vùng gối quá yếu sau mổ để ngăn ngừa sụp gối khi đi
- Mang nẹp AFO trong liệt mác để giữ bàn chân không bị rớt khi đi
CÁC DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH CHI DƯỚI THƯỜNG GẶP
- Vùng háng:
- Nẹp chống xoay chân
- HKAFO (Hip Knee Ankle Foot Orthosis)
- Vùng gối:
- KAFO (Knee Ankle Foot Orthosis): DCCH Gối-Cổ chân-Bàn chân
- Nẹp gối mềm
- Nẹp gối dài
- Nẹp gối có khóa
- Nẹp gối chống ưỡn
- Nẹp gân bánh chè
- Vùng cổ chân:
- AFO (Ankle Foot Orthosis): DCCH Cổ chân-Bàn chân
- Hinged AFO: DCCH Cổ chân-Bàn chân có khớp
- Spring AFO: AFO lá lò xo
- Nẹp cổ chân có khóa
- Nẹp cổ chân mềm
- Nẹp chống xoay
- Vùng bàn chân:
- Miếng silicon chêm gót
- Miếng chêm vòm bàn chân
- Nẹp chỉnh hình ngón chân cái vẹo ngoài
QUI TRÌNH ĐIỀU TRỊ VỚI DỤNG CỤ CHỈNH, NẸP CHI DƯỚI
- Lượng giá bệnh nhân: ROM, sức cơ, cảm giác, biến dạng, áp lực bàn chân, chức năng đi
- Xác định nhu cầu (chỉ định) sử dụng dụng cụ chỉnh hình, nẹp
- Giải thích cho bệnh nhân, người nhà
- Đo lường, sản xuất, lựa chọn dụng cụ chỉnh hình, nẹp phù hợp với bệnh nhân
- Sử dụng thử, điều chỉnh nếu có
- Phối hợp DCCH, nẹp với tập luyện, sinh hoạt hằng ngày
- Lượng giá định kỳ để xem xét tính phù hợp, tính cần thiết của DCCH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hennessey WJ (2011). Lower limb orthotic devices. In Braddom RL. Physical Medicine and Rehabilitation. Fourth edition. Elsevier Saunders. pp 333-358
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- Khi muốn giới hạn tầm vận động khớp gối khi đi từ 0 độ đến 90 độ, loại nẹp nào sau đây là phù hợp:
- Nẹp gối dài (Zimmer)
- Nẹp mềm
- Nẹp gối khóa
- Nẹp KAFO
- Nẹp gối chống ưỡn
- Chỉ định nẹp AFO cho người liệt nửa người gồm, ngoại trừ:
- Nhón gót thì trụ
- Lật bàn chân thì trụ
- Bàn chân gập lòng thì đu
- Mũi chân quét đất thì đu
- Gối ưỡn nhiều thì trụ
- Ở người liệt nửa người sau TBMMN, nẹp AFO có khớp nên lựa chọn hơn là AFO không khớp, khi:
- Gối gập, bàn chân gập mu khi đi
- Dáng đi đánh vòng
- Co cứng gập lòng bàn chân
- Bàn chân lật, gập lòng
- Bàn chân lật, còn gập mu ít thì trụ
- Trong 2 tuần đầu sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước, khi đi, nên sử dụng nẹp nào:
- Nẹp gối mềm
- Nẹp gối dài (Nẹp Zimmer)
- Nẹp gối mở khóa 0-90 độ
- Nẹp gối mở khóa 0-120 độ
- Nẹp gối mở khóa tự do
- Thời gian dùng AFO ở người TBMMN là:
- Khi ngủ
- Khi đi
- Khi tập
- Khi ngồi
- A và B
- Mục đích chính của sử dụng nẹp AFO khi đi ở người TBMMN là:
- Điều trị co cứng cơ
- Tạo thuận cho dáng đi
- Điều trị biến dạng gập lòng bàn chân
- Điều trị yếu cơ gập mu cổ chân
- Bảo vệ cổ chân bên liệt
- Thứ tự nào sau đây là phù hợp nhất khi sử dụng nẹp gối sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước:
- Nẹp mềm, nẹp khóa, nẹp dài
- Nẹp mềm, nẹp dài, nẹp khóa
- Nẹp dài, nẹp mềm, nẹp khóa
- Nẹp dài, nẹp khóa, nẹp mềm
- Nẹp khóa, nẹp dài, nẹp mềm
- Trong thời gian dùng thử dụng cụ chỉnh hình, những vấn đề sau thường xảy ra, NGOẠI TRỪ:
- Kích cỡ không phù hợp
- Dây đai lỏng hay chặt
- Da đỏ ở điểm tì đè
- Cơ teo nhão
- Bệnh nhân không quen
- Khi theo dõi định kì việc sử dụng nẹp bàn chân chống rũ của bệnh nhân liệt mác, nên ngưng sử dụng DCCH khi có những điều sau, NGOẠI TRỪ:
- Dây đai lỏng do teo cơ
- Sức cơ duỗi cổ chân là 3/5
- Bàn chân không chạm đất khi đi không nẹp
- Bệnh nhân không tuân thủ mang nẹp khi đi
- Bệnh nhân không chăm sóc da, giữ vệ sinh tốt
- Khi sử dụng miếng chêm bàn chân, giày có vành nên được sử dụng vì lý do sau :
- Bàn chân được giữ kín nên sạch hơn
- Bàn chân được giữ ổn định, phù hợp với miếng chêm
- Cổ chân vững hơn
- Áp lực bàn chân phân bố đều hơn
- Bàn chân không hở ra khỏi giày trong thì đu
Đáp án: 1C, 2C, 3E, 4B, 5B, 6B, 7D, 8D, 9A, 10B