Đóng

Can thiệp

Laser trong Phục hồi chức năng

LASER là từ ghi tắt của Light Amplification by the Stimulated Emission of Radiation (Phát xạ cưỡng bức bằng khuếch đại ánh sáng). Laser có đặc tính đơn sắc, phân cực và đồng pha.

Một số thuật ngữ liên quan hay dùng là laser trị liệu cường độ thấp (LLLT: Low level laser therapy), laser lạnh, laser kích thích sinh học (biostimulation laser), laser điều hòa sinh học (biomodulation laser). Gần đây có laser cường độ cao (HILT: High intensity laser therapy). Cần phân biệt với laser trị liệu với điều trị bằng ánh sáng khác, chẳng hạn như ánh sáng của đèn led.

Có 4 phân lớp laser. Lớp 1 có công suất phát nhỏ hơn 0,5 mW. Lớp 2 là từ 0,5 mW đến 1 mW. Lớp 3 cần phải bảo vệ mắt, gồm lớp 3A là từ 1mW đến 5 mW, lớp 3B là tứ 5mW đến 500mW. Lớp 4 là công suất cao, có thể gây đốt cháy, trên 500 mW. LLLT thuộc lớp 3B, HILT thuộc lớp 4.

Độ xuyên sâu của laser qua mô phụ thuộc vào cường độ laser và độ hấp thu của mô. Độ hấp thu này phụ thuộc vào loại mô và chiều dài bước sóng laser.

absorptionoflaser


THÔNG SỐ CỦA LASER

Bước sóng (nm).

Chế độ phát: liên tục hay ngắt quãng (xung).

Công suất phát (W).

Công suất trung bình (W).

Cường độ (đậm độ) (J/cm2).

Liều chiếu (J). Theo định nghĩa, công suất 1 watt tức là năng lượng phát ra là 1 Joule trong 1 giây.

Theo thông thường, LLLT sử dụng liều điều trị là 4-10 J/cm2 (theo WALT 2010). Nhưng Chow (2000) đã thống kê lại liều điều trị trong các thử nghiệm lâm sàng, nhận thấy có thể liều cao đến 50J/cm2, như trong nghiên cứu điều trị đau lưng của Basford (1999). Lưu ý rằng kết quả điều trị phụ thuộc vào liều thực sự tới được mô cần điều trị. Do vậy mô sâu cần liều cao hơn, thời gian dài hơn. Đó là lý do cho HILT ra đời. HILT thường có liều điều trị là 50-120 J/cm2.


TÁC DỤNG CỦA LASER:

Giảm đau

Lành thương (tăng hoạt động ty lạp thể, tăng sản xuất ATP, tăng tổng hợp ADN)

Kháng viêm (điều hòa bạch cầu, giảm tiết prostaglandin)

Giảm phù (dãn mạch tại chỗ)

Tăng hoạt động thần kinh – kích thích tế bào Schwann (Breugel,1993)

Tăng tạo xương do tăng sinh nguyên bào xương (Kim, 2010)

Tác dụng nhiệt: Thư dãn cơ, Giải phóng điểm đau


CHỈ ĐỊNH

Rách cơ

Bong gân

Sẹo

Vết thương hở

Điểm đau, giảm co thắt cơ

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài

Hội chứng kẹt

Gai gót

Thoái hóa gối

Đau lưng


CHỐNG CHỈ ĐỊNH (CỦA HILT)

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Vùng mắt – có thể tổn thương võng mạc
  • Bệnh lý ác tính
  • Chiếu lên vùng tuyến nội tiết
  • Hình xăm

Chống chỉ định tương đối

  • Động kinh
  • Sốt
  • Có thai
  • Tăng nhạy cảm ở vùng điều trị
  • Thuốc làm tăng mẫn cảm ánh sáng

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Liệt Bell: Alayat và cộng sự (2013) (PEDRO 4/10) đã so sánh kết quả điều trị giữa 3 nhóm bệnh nhân liệt mặt.

Thoái hóa khớp gối: Kheshie và cộng sự (2014) (PEDRO 7/10) đã so sánh kết quả điều trị giữa 3 nhóm bệnh nhân nam có thoái hóa gối. Nhóm 1 điều trị tập vận động và HILT (1064nm), 1250J/lần, tuần 2 lần, 6 tuần. Nhóm 2 điều trị tập vận động và LLLT (830nm, 100mW), cùng liều trên. Nhóm 3 chỉ có tập vận động và laser giả dược. Kết quả cho thấy việc điều trị laser kèm tập hiệu quả hơn tập đơn thuần và HILT hiệu quả hơn LLLT.

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chow RT (2000). Dose dilemmas in low level laser therapy – The effects of different paradigms and historical perspective. Laser therapy 13(1):102-109

Kitchen, S Partridge, C. (1991) A Review of Low Level Laser Therapy. Physiotherapy 77:161-168.

Karu, T. (1987) Photobiological fundamentals of low power laser therapy. IEEE Journal of Quantum Electronics QE23(10);1703-1717

Alayat, M. S. M., Elsodany, A. M., & El Fiky, A. A. R. (2014). Efficacy of high and low level laser therapy in the treatment of Bell’s palsy: a randomized double blind placebo-controlled trial. Lasers in medical science29(1), 335-342.

Kheshie, A. R., Alayat, M. S. M., & Ali, M. M. E. (2014). High-intensity versus low-level laser therapy in the treatment of patients with knee osteoarthritis: a randomized controlled trial. Lasers in medical science29(4), 1371-1376.


Tải về bài giảng dạng ppt


CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

  1. Laser có những tính chất sau, NGOẠI TRỪ:
    1. Có một màu duy nhất
    2. Khi truyền trong môi trường, cường độ cũng giảm dần
    3. Cũng bị phản xạ khi tiếp xúc với một bề mặt
    4. Có thể sinh nhiệt nếu công suất cao
    5. Mắt thường luôn nhìn thấy
  2. Thời gian điều trị phụ thuộc vào các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ:
    1. Công suất đầu phát
    2. Liều chiếu
    3. Độ rộng của mô đích
    4. Độ sâu của mô đích
    5. Giai đoạn cấp hay mãn
  3. Khi diện tích vùng điều trị tăng lên 2 lần thì thời gian điều trị thay đổi thế nào:
    1. Giảm 2 lần
    2. Không đổi
    3. Tăng 2 lần
    4. Tăng 4 lần
    5. Tăng 8 lần

Đáp án: 1D, 2D, 3C