Điện trị liệu
MỤC TIÊU HỌC
Sau khi học xong, học viên sẽ:
- Nêu đúng bản chất vật lý các phương pháp điện trị liệu
- Kể tên các thông số điện cơ bản
- Mô tả các qui luật của sóng điện từ
- Nói được nguyên tắc điều trị điện
NHẮC LẠI CÁC HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ
Các chuyên ngành của vật lý:
- Cơ học
- Nhiệt và nhiệt động học
- Điện và từ
- Ánh sáng
- Âm thanh
- Thuyết tương đối
- Vật lý thiên văn
- Vật lý hạt nhân
- Vật lý hạt cơ bản
- Chất đen
Trong ngành Vật lý trị liệu, từ “Điện trị liệu” (Electrotherapy) có thể không phù hợp vì không bao trùm tất cả các phương pháp như siêu âm, laser, nhiệt… Do vậy, đôi khi người ta còn sử dụng từ “Các tác nhân điện và vật lý” (EPA: Electrical and Physical Agents) để mô tả bao quát hơn.
Đặc điểm của sóng điện từ:
- Được tạo ra khi có năng lượng đủ mạnh tác động lên vật chất
- Lan truyền trong không gian với tốc độ như nhau
- Truyền thẳng
- Có thể phản xạ, khúc xạ, hấp thụ hoặc truyền qua vật chất
Đặc điểm của sóng âm:
- Được tạo ra do sự nén dãn của vật chất
- Là sóng dọc (trong môi trường khí, lỏng), có thể sóng ngang (trong môi trường kim loại)
- Tốc độ tùy thuộc vào môi trường
- Lan truyển theo mọi hướng trong môi trường
- Có thể phản xạ, hấp thu hay truyền qua vật chất
SÓNG ĐIỆN TỪ
- Tần số và bước song
- Bước sóng λ là khoảng cách giữa hai điểm dao động đồng pha gần nhất, chẳng hạn giữa các đỉnh của hai sóng kế tiếp nhau.
- Tần số f là số dao động toàn phần trong một giây, với số đo đơn vị là Hz (Hertz).
- Tốc độ = Bước sóng x Tần số
- V= λ x f
- Sóng điện từ có tốc độ ánh sáng là v = 3.108 m/s
- Dãy sóng điện từ
- Phổ bức xạ điện từ dùng trong vật lý trị liệu:
Sau đây là một quan điểm xem hầu hết các các nhân vật lý trong trị liệu đều có bản chất sóng điện từ để thuận tiện cho việc phân loại.
Vùng | Bước sóng | Tần số | Độ xuyên sâu |
Kích thích điện | >30.000 m | 0-10.000 Hz | Giữa hai điện cực |
Sóng ngắn | 22 m11m | 13.56 MHz27.12 MHz | 3cm |
Vi sóng | 69 cm33 cm11 cm | 434 MHz915 MHz2450 MHz | 5cm |
Các mô thức nhiệt bề mặtTấm đắp lạnh (150 C)
Parafin (450 C) Tấm đắp nóng (670 C) Hồng ngoại (17200 C) |
111.000 A0
90.187 A0 82.457 A0 14.430 A0 |
2.7 x 1012 Hz
3.32 x 1012 Hz 3.63 x 1012 Hz 2.08 x 1012 Hz |
1 cm |
LaserGaAs
HeNe |
9100 A0
6328 A0 |
3.3 x 1013 Hz
4.47 x 1013 Hz |
5 cm
1.5 cm |
CÁC QUI LUẬT CỦA SÓNG ĐIỆN TỪ
- Nguyên lý Arndt – Schultz:
Không có phản ứng hay thay đổi tại tổ chức khảo sát nếu năng lượng hấp thụ không đủ mạnh để kích thích.
- Định luật Grotthus – Draper:
Khi bức xạ tới bề mặt da, một phần năng lượng phản xạ lại môi trường. Một phần năng lượng được hấp thụ tại bề mặt. Phần năng lượng không bị bức xạ sẽ đi tới tổ chức sâu hơn. Tại mặt ngăn cách giữa các loại tổ chức có mật độ khác nhau, năng lượng bị khúc xạ, thay đổi phương truyền
- Định luật cosine:
Năng lượng bức xạ sẽ dễ dàng lan truyền tới các tổ chức sâu hơn nếu được chiếu vuông góc tới bề mặt vùng cơ thể cần tác động.
- Định luật nghịch đảo bình phương:
Cường độ bức xạ tới một bề mặt vật chất bất kỳ sẽ tỉ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách từ nguồn phát tới đối tượng bị tác động.
CÁC THÔNG SỐ CỦA NĂNG LƯỢNG
- Biên độ (amplitude):
- Cường độ (intensity)
- Hiệu điện thế (voltage)
- Thời gian:
- Liên tục (continuous) hay ngắt quãng (intermittent, pulsed)
- Thời gian xung (pulse duration)
- Thời gian pha (phase duration)
- Thời gian giữa hai pha (interphase duration)
- Thời gian giữa hai xung (interpulse duration)
- Tỉ lệ phát xung
- Tần số (frequency)
- Năng lượng (công sinh ra)
- Công suất (năng lượng sinh ra trong một đơn vị thời gian)
- Đậm độ (năng lượng tính trên một đơn vị diện tích hay thể tích)
PHÂN CHIA CÁC THỂ THỨC VẬT LÝ TRÊN LÂM SÀNG
Trên lâm sàng, chúng ta có thể chia các tác nhân vật lý thành 3 nhóm: tác nhân kích thích điện, tác nhân nhiệt (thermal) và tác nhân không nhiệt (non-thermal). Riêng trong nhóm cuối, các tác nhân cũng thuộc nhóm nhiệt nếu được sử dụng ở mức năng lượng cao.
Tác nhân điện kích thích | Tác nhân nhiệt | Tác nhân không nhiệt |
Kích thích thần kinh bằng điện qua da (TENS: Transcutanous Electrical Nerve Stimulation)Giao thoa trị liệu (IFT: Interference Therapy)Kích thích điện thần kinh cơ (NMES: Neuromuscular Electrical Stimulation)Kích thích điện chức năng (FES: Functional Electrical Stimulation)
Kích thích Faradic Điện di (Iontophoresis) Kích thích Galvanic dạng xung điện thế cao (HVPGS: High Voltage Pulsed galvanic Stimulation) Dòng một chiều hay xung cường độ thấp (LIDC: Low Intensity Direct Current và LIPC) Kích thích đơn pha lưỡng đỉnh (Twin Peak Monophasic Stimulation) Diadynamic therapy Điều trị sóng H; Hệ thống điện thế động (APS: Action Potential System) Kích thích Nga: Kích thích thần số trung bình Rebox theray; Scenar therapy Điều trị vi dòng (MCT: Microcurrent Therapy) |
Chiếu hồng ngoại (IRR: Infrared Irradiation)Thấu nhiệt sóng ngắn (SWD: Shortwave Diathermy)Thấu nhiệt vi sóng (MWD: Microwave Diathermy)Những điều trị sóng radio khác (RF: Radio-frequency)
Hydrocollator Packs Sáp trị liệu (Wax therapy) Balneotherapy (spa/whirlpool) Fluidotherapy Siêu âm trị liệu (Therapeutic Ultrasound) Laser trị liệu (Laser therapy) Nhiệt lạnh trị liệu (Cryotherapy / Cold therapy / Ice / Immersion therapy) |
Siêu âm [xung] ([pulsed] ultrasound)Siêu âm xung cường độ thấp (LIPUS: Low Intensity Pulsed Ultrasound)Sóng ngắn [xung] (PSWT: [pulsed] shortwave therapy)Laser [xung] cường độ thấp (LILT: [pulsed] laser therapy)
Vi sóng [xung] Trường điện từ xung (PEMF: Pulsed Electromagnetic Fields) Điều trị vi dòng Điều trị từ trường xung (Pulsed Magnetic Therapy) Điều trị từ trường tĩnh (Static Magnetic Therapy) Sóng xung kích (Shockwave therapy)
|
NGUYÊN TẮC ĐIỆN TRỊ LIỆU
Một tác nhân có thể có nhiều tác dụng sinh lý nhưng chỉ có một vài tác dụng sinh lý nổi bật. Nên xem xét các tác dụng sinh lý theo 7 hệ cơ quan để dễ hệ thống hóa và ra quyết định lâm sàng. Có thể phối hợp nhiều thể thức điện trị liệu để bổ sung cho nhau.
Trên lâm sàng chúng ta thường phải làm theo hướng ngược lại là phân tích bệnh cảnh lâm sàng, lựa chọn tác dụng sinh lý mong muốn, sử dụng tác nhân vật lý tương ứng.
Có một đề cần lưu ý là hiệu quả lâm sàng lại phụ thuộc vào năng lượng đưa vào nên cần phải nắm rõ các “cửa sổ điều trị”. Liều quá thấp thì không có tác dụng. Liều quá cao thì gây tổn thương mô.
Cuối cùng là đáp ứng của mỗi cơ thể là khác nhau nên cần nhận biết và theo dõi tác dụng điều trị.
CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG
Điện trị liệu có thể không tốt hơn điều trị bằng tay hay bài tập trị liệu. Nhưng một điều chắc chắn rằng điện trị liệu sẽ không kém hiệu quả nếu được dùng đúng cách. Sau đây là những điểm quan trọng:
- Biết tính chất vật lý và tác dụng sinh học
- Biết cách vận hành máy
- Nắm rõ các thận trọng và chống chỉ định
- Nắm rõ kĩ thuật sử dụng phương pháp
- Nhận biết và theo dõi tác dụng điều trị (vừa hiệu quả vừa tác dụng phụ)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- R Nave (2012). Hyperphysics. Georgia State University. Retrieved from http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/hph.html.
- Watson (2014). Key concepts in electrotherapy. Retrieved from http://www.electrotherapy.org/downloads
- Đỗ Kiên Cường, Nguyễn Thị Tú Lan (2012). Điện trị liệu. Nguyên lý – thiết bị – thực hành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
- Sóng xung kích (shockwave) có bản chất vật lý nào:
- Sóng điện
- Sóng từ
- Sóng âm
- Sóng radio
- Sóng điện từ
- Đặc điểm nào của sóng âm sau đây là đúng nhất:
- Truyền trong môi trường với tốc độ như nhau
- Truyền theo một hướng
- Truyền trong môi trường có vật chất
- Không bị phản xạ
- Không có tác dụng nhiệt
- Độ xuyên sâu vào cơ thể của bức xạ điện từ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, NGOẠI TRỪ:
- Bước sóng
- Tốc độ
- Tần số
- Loại mô
- Loại sóng
- Khi điều trị chiếu laser ngoài da, người điều trị và bệnh nhân nên mang mắt kính bảo vệ, vì mắt có thể bị tổn thương bởi tia laser sinh ra do hiện tượng nào:
- Khúc xạ
- Hấp thụ
- Xuyên thấu
- Phản xạ
- Khoảng cách đến da của đèn hồng ngoại đang là 40 cm. Nếu tăng khoảng cách lên 60 cm thì năng lượng đến da sẽ là:
- Không đổi
- Tăng 1,5 lần
- Tăng 2,25 lần
- Giàm 1,5 lần
- Giảm 2,25 lần
- Tác dụng sinh lý của tác nhân vật lý phụ thuộc vào năng lượng đưa vào, theo kiểu sau:
- Năng lượng càng lớn thì tác dụng càng nhiều
- Năng lượng càng thấp thì tác dụng càng ít
- Năng lượng nằm ngoài cửa sổ điều trị thì có tác dụng không nhiệt
- Năng lượng nằm trong cửa sổ điều trị, càng lớn thì có tác dụng càng nhiều
- Năng lượng nằm ở liều tối ưu thì tác dụng cao nhất
- Năng lượng truyền qua da liên qua với góc tới theo cách nào sau đây:
- Không phụ thuộc góc tới
- Tăng khi góc tới tăng
- Giảm khi góc tới giảm
- Ít nhất khi góc tới là 45 độ
- Cao nhất khi góc tới là 0 độ
- Khi chiếu laser ngoài, lượng năng lượng tính trên một đơn vị diện tích càng giảm khi vùng chiếu càng rộng. Tính chất này nói về thông số nào của năng lượng:
- Cường độ
- Thời gian
- Công suất
- Năng lượng
- Mật độ
- Những tác nhân vật lý sau đây vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng không nhiệt trên lâm sàng, NGOẠI TRỪ:
- Laser
- Siêu âm
- Siêu âm xung
- Sóng ngắn
- Từ trường
- Những tác nhân sau đây được xếp vào nhóm nhiệt nông, NGOẠI TRỪ:
- Hồng ngoại
- Chườm nóng
- Chườm lạnh
- Sóng ngắn
- Nhúng sáp
Đáp án: 1C, 2C, 3B, 4D, 5E, 6E, 7E, 8E, 9E, 10D